Nếu doanh nghiệp này làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam, hành khách hoàn toàn có thể “ra khỏi ga là về tới nhà”

15/07/2025 - 21:59
(Bankviet.com) Với đề xuất đầu tư tuyến đường sắt cao tốc Bắc–Nam, một doanh nghiệp hé lộ tầm nhìn tích hợp đô thị–giao thông, nơi hành khách có thể bước thẳng từ nhà ga về nhà.
Chuyển động

Nếu doanh nghiệp này làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam, hành khách hoàn toàn có thể “ra khỏi ga là về tới nhà”

Cao Trung 15/07/2025 16:52

Với đề xuất đầu tư tuyến đường sắt cao tốc Bắc–Nam, một doanh nghiệp hé lộ tầm nhìn tích hợp đô thị–giao thông, nơi hành khách có thể bước thẳng từ nhà ga về nhà.

Tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam, với vốn đầu tư lên tới 67 tỷ USD, không chỉ là dự án hạ tầng giao thông lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, mà còn là cơ hội định hình lại cách người Việt đi lại, sống và kết nối trong những thập kỷ tới. Trong số các doanh nghiệp đề xuất tham gia, VinSpeed – một pháp nhân mới thuộc hệ sinh thái Vingroup – đang đưa ra một tầm nhìn khác biệt: Không chỉ là làm đường, mà là làm ra trải nghiệm liền mạch từ nhà ga về đến nhà.

duongsatcaotoc89.png
Tinh thần "giao thông tích hợp" đang được doanh nghiệp này theo đuổi tại dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Một hành trình không đứt gãy

Hãy tưởng tượng: Bạn đi tàu cao tốc từ Hà Nội vào TP.HCM chỉ trong vài giờ, bước ra khỏi nhà ga là thấy ngay xe điện đón, khu phố thân quen, cửa hàng Vincom, bệnh viện Vinmec, trường học Vinschool… Nếu tuyến tàu dừng ở Nha Trang, Vinh, Ninh Bình, Quy Nhơn hay Thanh Hóa, bạn cũng không phải lo lắng “làm sao đi tiếp”, vì các đô thị vệ tinh đã nằm sẵn quanh ga.

Tầm nhìn này chỉ khả thi khi nhà đầu tư không đơn thuần làm hạ tầng kỹ thuật, mà sở hữu năng lực quy hoạch đô thị, điều phối dịch vụ và phát triển hệ sinh thái đô thị hoàn chỉnh. Đó là điều mà VinSpeed – với hậu thuẫn từ Tập đoàn Vingroup đang âm thầm chuẩn bị.

Không chỉ đường sắt, mà là mạng sống đô thị

VinSpeed được thành lập đầu tháng 5/2025 với vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng, và chỉ trong hơn một tháng đã được Chủ tịch Phạm Nhật Vượng góp thêm gần 14.600 tỷ đồng giá trị cổ phiếu VIC – tương đương 2,4 lần vốn điều lệ. Hành động này không chỉ là củng cố tiềm lực, mà còn cho thấy một cam kết dài hạn: VinSpeed không chỉ đi vay vốn làm đường, mà sẽ “gánh” luôn phần khó nhất – phát triển không gian sống quanh đó.

Tại cuộc họp Chính phủ ngày 9/7, Thủ tướng đã chốt mốc khởi công giải phóng mặt bằng vào 19/8/2025. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng, vì sau khi các điểm dừng tàu được xác định, các nhà đầu tư bất động sản có thể bắt đầu quy hoạch vùng ven ga. Với kinh nghiệm xây dựng các khu đô thị khép kín, Vingroup rõ ràng đang sở hữu lợi thế hiếm có.

Không khó để hình dung một “VinCity Express” chạy dọc theo tuyến Bắc – Nam: Ga nào cũng có một khu đô thị đồng bộ, với căn hộ giá hợp lý, xe điện nội khu, dịch vụ công cộng, y tế, giáo dục và thương mại hiện đại. Người dân không chỉ đi tàu để rút ngắn thời gian di chuyển, mà còn có thể chọn sống quanh ga như một lựa chọn đời sống hợp lý, xanh và hiệu quả.

Không “ôm đất”, mà kiến tạo giá trị thật

Trả lời VnExpress, Phó Tổng Giám đốc VinSpeed – bà Đào Thụy Vân – nhấn mạnh: “Đây là dự án cống hiến trong vài thập kỷ. Nếu chỉ để gom đất, VinSpeed đã không chọn một dự án chắc chắn lỗ, có thể lỗ dài hạn”. Theo bà, các khu ga chủ yếu nằm ở vùng ven, đất ruộng, không phải “đất vàng” và sẽ chỉ tạo giá trị nếu được quy hoạch bài bản, gắn với nhu cầu thực tế của người dân.

Dù vậy, theo Nghị quyết 172 của Chính phủ, các nhà đầu tư vẫn được phép khai thác giá trị gia tăng từ vùng phụ cận nhà ga để hỗ trợ phần vốn đầu tư. Đây không phải là đặc quyền riêng cho VinSpeed, mà là cơ chế chung cho mọi nhà đầu tư, phản ánh cách tiếp cận tài chính thông minh cho những dự án lớn có thời gian hoàn vốn kéo dài tới 70 năm.

Một bước thử của giao thông xanh, đô thị bền vững

Giao thông đường sắt cao tốc vốn được coi là “xương sống xanh” của các quốc gia phát triển, khi vừa tiết kiệm năng lượng, vừa giảm phát thải khí nhà kính. Nhưng nếu chỉ dừng ở hạ tầng kỹ thuật, tuyến tàu chỉ phục vụ di chuyển, không tạo nên thay đổi lớn.

Chỉ khi giao thông gắn với đô thị như mô hình VinSpeed đang theo đuổi mới có thể hình thành một “hệ sinh thái sống xanh”, nơi con người không quá phụ thuộc vào phương tiện cá nhân, không phải di chuyển thêm nhiều lần, và thời gian sống hiệu quả hơn. Đây chính là tinh thần của “giao thông tích hợp” – nơi đường sắt không tách rời đời sống, mà là một phần liền mạch trong đó.

Cao Trung

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán

Bài liên quan