Tiềm năng từ lĩnh vực proptech và tham vọng của các "ông lớn"
Thời gian qua, trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng với động lực mạnh mẽ đến từ cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 không ít doanh nghiệp trong khu vực, nhất là các doanh nghiệp Proptech đã IPO thành công tại Mỹ qua đó thu hút về dòng vốn hàng tỷ USD.
.jpg)
Những thương vụ “đình đám”
Tại Trung Quốc, quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là láng giềng của Việt Nam, hiện có số doanh nghiệp IPO thành công tại Mỹ nhiều nhất trong khu vực.
Dữ liệu từ Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Hoa Kỳ - Trung Quốc (USCC) cho biết, tính đến ngày 7/3/2025, có 286 công ty Trung Quốc niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ với tổng vốn hóa thị trường khoảng 1,1 nghìn tỷ USD.
Đáng chú ý, trong số các doanh nghiệp Trung Quốc IPO thành công tại Mỹ thời gian qua, nổi bật có một số tên tuổi trong lĩnh vực công nghệ bất động sản (PropTech) như KE Holdings với mã cổ phiếu BEKE, niêm yết tháng 8/2020, quy mô vốn IPO đạt 2,1 tỷ USD và giá cổ phiếu tăng tới 87% ngay trong ngày đầu giao dịch.
Các doanh nghiệp PropTech Trung Quốc đã cho thấy sự bứt phá mạnh mẽ nhờ làn sóng IPO quốc tế, đặc biệt tại Mỹ thông qua các sàn NYSE và Nasdaq. Những thương hiệu như KE Holdings, CloudMinds… đã tiếp cận được thị trường vốn dồi dào và dễ dàng kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu.
Ngoài ra, cũng có thể kể đến một số doanh nghiệp PropTech có nguồn gốc từ Trung Quốc như PropertyGuru, nền tảng bất động sản trực tuyến hoạt động tại Đông Nam Á (bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam), đã niêm yết trên NYSE thông qua mô hình SPAC vào tháng 3/2025. Một ví dụ khác là Reitar Logtech với mã cổ phiếu RITR, doanh nghiệp có trụ sở tại Hồng Kông hoạt động theo mô hình kết hợp bất động sản và công nghệ logistics (PLT), đã IPO trên Nasdaq năm 2024.
Tại Singapore, nhiều doanh nghiệp cũng đã IPO thành công tại Mỹ. Có thể kể đến Sea Limited với mã cổ phiếu SE, niêm yết năm 2017, doanh thu năm 2024 đạt 16,8 tỷ USD và lợi nhuận ròng đạt 444 triệu USD. Ryde Group, mã cổ phiếu RYDE, là hãng gọi xe và carpooling ra mắt năm 2014, đã niêm yết trên NYSE vào tháng 3/2024 theo mô hình SPAC. Các doanh nghiệp khác như TDCX, công ty cung cấp dịch vụ outsourcing và hỗ trợ khách hàng, hay ASLAN Pharmaceuticals, công ty dược phẩm công nghệ sinh học cũng đã niêm yết trên các sàn NYSE hoặc Nasdaq.

Ngoài sàn NYSE và Nasdaq, một số doanh nghiệp Singapore khác cũng niêm yết dưới hình thức chứng chỉ lưu ký (ADR) trên sàn OTC tại Mỹ. Danh sách này bao gồm những tên tuổi lớn như ComfortDelGro, DBS, UOB, Singapore Airlines, Wilmar, Keppel, SingTel, SembCorp, SIA Engineering…, với tổng số hơn 30 công ty.
Tại Thái Lan, Fabrinet với mã cổ phiếu FN là doanh nghiệp có trụ sở tại Thái Lan nhưng đăng ký pháp lý tại Quần đảo Cayman. Đây là doanh nghiệp duy nhất hiện đang niêm yết chính thức trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.
Ngoài ra, khoảng hơn 30 doanh nghiệp Thái Lan khác đang giao dịch dưới hình thức ADR hoặc TPR trên thị trường OTC của Mỹ. Các doanh nghiệp này hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng (Bangkok Bank, Kasikornbank), năng lượng (PTT), thực phẩm (Thai Union, Thai President Foods), y tế (Bangkok Dusit Medical Services), hạ tầng (Airports of Thailand)...
Tại Việt Nam, thời gian qua đã có không ít doanh nghiệp thể hiện tham vọng niêm yết trên các thị trường chứng khoán quốc tế. Cụ thể, từ khoảng cuối năm 2008, Vinamilk đã được Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX) chấp thuận cho niêm yết. Tuy nhiên, do biến động của thị trường quốc tế, kế hoạch này đã được tạm dừng.
Sau Vinamilk, một số doanh nghiệp khác như VNG, Tiki, Bamboo Airways, Loship, Vietjet, CrownX… cũng từng có động thái hoặc kế hoạch cụ thể hướng tới việc niêm yết quốc tế. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có VinFast là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất đã niêm yết thành công trên Nasdaq thông qua mô hình SPAC.
Tiềm năng từ một ngành công nghệ mới nổi
Có thể nói, việc gia nhập thị trường chứng khoán Mỹ đối với các doanh nghiệp Trung Quốc, và các nước ASEAN nói chung cũng như Việt Nam nói riêng hứa hẹn mở ra những cơ hội to lớn khi qua đó có thể tiếp cận thị trường vốn lớn và sôi động nhất thế giới.
Tuy nhiên, cùng với quy mô lớn và sự chuyên nghiệp, Mỹ cũng là thị trường chứng khoán có những yêu cầu cao và khắt khe đối với các doanh nghiệp tham gia. Thực tế cho thấy, có không ít doanh nghiệp vốn đã khẳng định được vị thế tại thị trường nội địa nhưng xúc tiến tham vọng IPO quốc tế thì lại gặp phải không ít khó khăn.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp tiên phong ứng dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, thực tế ảo và chuỗi khối vào những lĩnh vực quan trọng như bất động sản hay tài chính có cơ hội vươn tầm quốc tế. Làn sóng IPO thành công của các doanh nghiệp công nghệ tại Trung Quốc và Đông Nam Á cho thấy lĩnh vực Proptech đang trở thành điểm sáng trên bản đồ thị trường vốn toàn cầu.
Hiện thị trường Proptech toàn cầu được định giá khoảng 338 tỷ USD và được kỳ vọng sẽ đạt gần 946 tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng hàng năm lên đến 16%. Xu hướng này đang mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp công nghệ bất động sản tại Việt Nam.
Một trong những đơn vị đang theo đuổi mục tiêu IPO tại Mỹ là Meey Group, doanh nghiệp sở hữu hệ sinh thái công nghệ bất động sản với hơn 20 nền tảng tích hợp. Meey Group tập trung phát triển các giải pháp nhằm tăng tính minh bạch và thanh khoản cho thị trường, trong đó có Meey Map giúp cung cấp thông tin quy hoạch rõ ràng và Meey Value hỗ trợ định giá tài sản khách quan. Bên cạnh đó, nền tảng MEY Network cũng hướng tới khả năng giao dịch bất động sản an toàn và hiệu quả hơn trong tương lai.
Ông Hoàng Mai Chung, Chủ tịch HĐQT Meey Group cho biết việc IPO tại Mỹ không chỉ nhằm huy động vốn mà còn hướng đến ba mục tiêu quan trọng hơn. Thứ nhất là xây dựng một tổ chức vận hành theo các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt về minh bạch và quản trị. Thứ hai là khẳng định năng lực công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường toàn cầu. Thứ ba là mở ra cơ hội hợp tác với những đối tác chiến lược, chuyên gia và nguồn lực công nghệ hàng đầu thế giới.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, Meey Group đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Tập đoàn tư vấn tài chính ARC. Theo nội dung thỏa thuận, ARC sẽ là đơn vị đồng hành cùng Meey Group trong toàn bộ quá trình IPO tại Mỹ, bao gồm các hoạt động định giá, tư vấn tài chính, chuẩn bị tài liệu pháp lý và kết nối với các đối tác quốc tế.
Hướng đi này hoàn toàn phù hợp với khuyến nghị từ ông Hiren Krishnani, Giám đốc phụ trách IPO và quan hệ nhà đầu tư tại Sàn giao dịch Nasdaq. Theo ông, để IPO thành công tại Mỹ, doanh nghiệp cần thiết lập cấu trúc nội bộ phù hợp, tuân thủ quy định và chủ động kết nối với các nhà đầu tư cũng như đơn vị tư vấn từ giai đoạn chuẩn bị.
Đáng chú ý, những động thái nói trên của Meey Group khá tương đồng với những khuyến nghị của ông Hiren Krishnani - Giám đốc Quan hệ Nhà đầu tư và IPO tại Sàn giao dịch Nasdaq. Theo đó, mới đây, bên lề một hội thảo về cơ hội IPO tại Mỹ, ông Hiren Krishnani khuyến nghị ngay từ khi bắt đầu xác định mục tiêu IPO tại Mỹ, các doanh nghiệp cần thiết lập cấu trúc nội bộ sao cho sẵn sàng cho quá trình IPO, tuân thủ các quy định cũng như có thể xem xét tiến hành gặp gỡ các nhà đầu tư tiềm năng, đơn vị tư vấn chuyên nghiệp trước khi IPO.